BA THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Tháng tư 19, 2023

Loay hoay trong vấn đề về vốn, khó khăn trong việc mở rộng thị trường khiến doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa hạn chế năng lực cạnh tranh là những thách thức đang đè nặng lên vai các doanh nghiệp SMB và Startup.

Chiếm phần lớn trong nền kinh tế (hơn 97%), các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nguồn động lực phát triển cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, với quy mô vốn nhỏ, các doanh nghiệp này gặp nhiều thách thức trong việc mở rộng cơ hội kinh doanh, khó khai thác triệt để các cơ hội đầu tư sinh lời và bị canh tranh khốc liệt.

Những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thiếu vốn

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có nguồn vốn lưu động đủ lớn, số lượng lao động thấp. Do đó, các doanh nghiệp này dễ bị ảnh hưởng trước những biến động thị trường, cũng như khó chủ động trong các cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thống còn hạn chế, do doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, thiếu kế hoạch kinh doanh khả thi, báo cáo tài chính chưa đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng.

Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động, khiến việc mở rộng sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Đặc biệt trong các mùa vụ cao điểm có sức mua thị trường tăng cao, thiếu vốn lưu động sẽ trở thành “điểm yếu” làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khó mở rộng thị trường

Thiếu vốn lưu động có thể khiến kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thương mại có chu kỳ kinh doanh ngắn, cần bổ sung nguồn vốn lưu động liên tục để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiếp theo.

Cạnh tranh khốc liệt

Cạnh tranh là một thực tế của hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp nhận thấy sự cạnh tranh dưới dạng giá cả, chất lượng, thiết kế, bán hàng, địa điểm và hầu hết mọi quy trình kinh doanh. Cạnh tranh trong kinh doanh gây nhiều khó khăn như:

– Làm giảm thị phần của doanh nghiệp: Sự gia tăng cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải chia sẻ thị trường của mình với các đối thủ khác.

– Gây áp lực cho doanh nghiệp: Cạnh tranh gây nhiều áp lực cho các doanh nghiệp trong việc phát triển của mình. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp thất bại vì không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thị trường.

– Nhân viên cảm thấy áp lực: Cạnh tranh gia tăng tạo thêm nhiều áp lực khiến nhân viên phải thực hiện tốt và suy nghĩ thấu đáo. Nhiều nhân viên không thể đối phó với áp lực gia tăng này.

– Khiến doanh nghiệp chi tiêu không cần thiết: Cạnh tranh thường làm cho doanh nghiệp chi tiêu quá mức vào các chiến lược tiếp thị và khuyến mại khác để thu hút khách hàng, đối tác kinh doanh và nhân viên. Điều này làm tăng thêm chi phí và thường là không cần thiết.

– Khách hàng bị nhầm lẫn: Cạnh tranh đã làm cho khách hàng hoang mang vì rất nhiều sản phẩm tương tự trên thị trường. Khi phải chọn một sản phẩm và đưa ra quyết định về một sản phẩm. Khách hàng thường đưa ra quyết định sai lầm trong sự bối rối.