Năng suất là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu năng suất là gì và các tiêu chí đánh giá năng suất lao động hiệu quả nhất hiện nay!
1. Tổng quan về khái niệm năng suất
1.1 Năng suất là gì?
Năng suất là thước đo hiệu quả dùng để so sánh lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất với lượng nguyên liệu được đưa vào để tạo ra thành phẩm. Trong kinh tế học, năng suất dùng để đo lường đầu ra trên một đơn vị đầu vào, thường được tính dưới dạng tỷ lệ giữa GDP và số giờ làm việc.
1.2 Năng suất lao động là gì?
Thuật ngữ năng suất lao động dùng để phản ánh kết quả trong quá trình lao động của mỗi người. Nó là thước đo dùng để đo lường được lượng sản phẩm đầu ra mà người lao động có thể làm được trong một khoảng thời gian xác định. Ở một số lĩnh vực, năng suất sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập của người lao động.
Năng suất lao động được tính bằng cách đo lường tỷ lệ giữa số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất được với số giờ lao động của công nhân tạo ra sản phẩm đó. Ngoài ra, năng suất cũng có thể được đo bằng cách lấy tổng số doanh thu thuần của một doanh nghiệp chia cho số giờ lao động của tất cả nhân viên trong đơn vị đó.
Năng suất lao động có thể được phân chia nhỏ hơn theo lĩnh vực để quản lý mức tăng trưởng lao động, cơ chế lương thưởng và mức độ cải tiến công nghệ. Tăng trưởng năng suất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức lợi nhuận công ty và lợi nhuận của các cổ động.
2. Tầm quan trọng của việc đo lường năng suất
Đo lường năng suất là công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nhân viên cũng như toàn bộ Doanh nghiệp. Theo đó, việc đo lường năng suất lao động sẽ mang đến những lợi ích như:
- Giúp Doanh nghiệp nắm bắt, kiểm soát dễ dàng hiệu quả làm việc của từng công nhân, từng người lao động, từng phòng ban, bộ phận trong Doanh nghiệp.
- Là cơ hội để Doanh nghiệp có thể so sánh được mức độ cạnh tranh giữa các ngành nghề, các công ty hay các lĩnh vực khác nhau. Đây sẽ là căn cứ để đưa ra định hướng đúng đắn, kịp thời nhằm thúc đẩy việc gia năng suất một cách hiệu quả, từ đó nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
- Đo lường năng suất là yếu tố bắt buộc phải có đối với tất cả các Doanh nghiệp. Việc làm này sẽ giúp Doanh nghiệp có căn cứ để đưa ra mức đãi ngộ, khen thưởng phù hợp, khách quan cũng như các quy định xử phạt công bằng cho các nhân sự.
- Việc nắm giữ và nâng cao năng suất lao động là giải pháp giúp Doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, làm hài lòng các bên liên quan và thuận lợi trong việc mở rộng hoạt động, cũng như nâng cao vị thế trên thị trường.
Như vậy, đo lường năng suất của nhân sự có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Doanh nghiệp trên thị trường.
>>> ĐỌC TIẾP: Năng suất độc hại là gì? 6 Cách khắc phục tình trạng hiệu quả
3. 3 Yếu tố tác động đến năng suất lao động
Năng suất lao động của mỗi nhân viên là khác nhau, thậm chí với cùng một nhân viên cũng có sự chênh lệch giữa các tháng với nhau. Sự khác nhau này là do tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Dưới đây là 3 yếu tố quan trọng tác động đến năng suất lao động:
3.1 Yếu tố nguồn lực
Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. Yếu tố này bao gồm những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, kiến thức tích lũy trong quá trình lao động. Tùy vào số năm làm việc của người lao động mà vốn nhân lực của họ sẽ khác nhau.
3.2 Yếu tố vật chất
Vốn vật chất là những cơ sở vật chất như: Công cụ, vật dụng, dụng cụ, máy móc, thiết bị,… được sử dụng để phục vụ người lao động hoàn thành công việc. Vậy nên, khi được cung cấp dụng cụ, trang thiết bị cần thiết người lao động sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn. Từ đó, năng suất sẽ được cải thiện hơn.
3.3 Yếu tố tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên được coi là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do tự nhiên cung cấp. Những ngành nghề lao động chịu ảnh hưởng của yếu tố này như: khai thác than, quặng sắt; chế tạo dược phẩm thiên nhiên,…
Bên cạnh đó, năng suất lao động còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu hay các yếu tố khách quan từ bên ngoài.
4. Các tiêu chí đánh giá năng suất lao động tại Doanh nghiệp
Để đánh giá năng suất lao động hiệu quả, Doanh nghiệp có thể dựa vào các tiêu chí đánh giá sau đây:
4.1 Tiêu chí 1: Năng lực làm việc
Tiêu chí này hiện đang được hầu hết các Doanh nghiệp áp dụng trong việc đánh giá năng suất lao động của nhân viên. Việc đánh giá này thường dựa trên các yếu tố cụ thể như sau:
- Khả năng làm việc của nhân viên: Dựa vào các chỉ số, chỉ tiêu đã đặt ra từ ban đầu của người lao động, Doanh nghiệp có thể đánh giá được năng suất và mức độ hiệu quả của từng nhân viên trong công việc.
- Sự phát triển trong công việc: Để phát hiện được sự tiến bộ của nhân viên trong suốt quá trình làm việc ở vị trí hiện tại, ban lãnh đạo sẽ đưa ra các yêu cầu và chỉ tiêu cao hơn để tăng thử thách nhân sự.
- Kết quả hoàn thành công việc: Thông qua kết quả hoàn thành công việc, Doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ đầu tư cho công việc cũng như chất lượng làm việc của nhân sự. Đây là tiêu chí vẫn được nhiều công ty áp dụng trong việc đo lường hiệu quả làm việc của nhân viên.
4.2 Tiêu chí 2: Mục tiêu Doanh nghiệp
Dựa vào mục tiêu Doanh nghiệp, ban lãnh đạo và quản lý có thể đánh giá năng suất lao động của nhân viên theo những phương thức sau:
- Theo mục tiêu hành chính:
Nhà quản lý sẽ đề ra một hệ thống thang điểm nhất định để đo lường năng suất làm việc của các nhân sự. Kết quả đánh giá sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng đưa ra những chính sách khen thưởng một cách hợp lý theo đúng năng lực của từng nhân viên.
- Theo mục tiêu phát triển:
Để biết được các mục tiêu, nguyện vọng phát triển của nhân viên, nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ như KPI hay OKRs. Thông qua đó, Doanh nghiệp sẽ hiểu nhân sự hơn và có các kế hoạch phù hợp giúp nhân sự phát triển bản thân mạnh mẽ.
Trên đây là chia sẻ về năng suất và các tiêu chí để đánh giá và đo lường năng suất lao động hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp nhà lãnh đạo, quản lý tìm được hướng đi đúng đắn để phát triển năng suất lao động của cá nhân cũng như Doanh nghiệp.