Mô hình kinh doanh là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp phát triển và đi đúng hướng. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp giúp phát triển theo đúng định hướng. Ngay dưới đây, hãy cùng MBN VIỆT NAM tìm hiểu chi tiết về 6 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay nhé!
1. Bản chất của mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (Business Model) hiểu đơn giản là định hướng kinh doanh của chủ doanh nghiệp vạch ra để bám theo loại hình kinh doanh nhất định. Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Bản chất của mô hình kinh doanh là bản kế hoạch về những thông tin liên quan tới sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp dự định bán, thị trường mục tiêu và chi phí dự kiến triển khai khi doanh nghiệp hoạt động.
Để có thể xây dựng mô hình kinh doanh đúng đắn và phù hợp, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
-
Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai?
-
Đâu là giá trị mà doanh nghiệp muốn đem lại cho khách hàng?
-
Phương thức hoạt động của doanh nghiệp là gì?
-
Cách thức kinh doanh sinh lời?
2. Các mô hình kinh doanh nên ứng dụng để sinh lời hiệu quả
Để có thể lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo 16 mô hình kinh doanh sinh lời hiệu quả sau:
2.1. Mô hình kinh doanh bán lẻ B2B2C
1 – Đặc điểm
B2B2C tức Business To Business To Customer, đây là mô hình kinh doanh đa nhiệm, có sự kết hợp giữa các tính năng của mô hình B2B và B2C. Chúng tận dụng những ưu điểm của B2B và B2C giúp gia tăng trải nghiệm cho khách hàng và chú trọng tới quá trình sản xuất.
Chẳng hạn: Grabfood là một ví dụ điển hình của mô hình B2B2C, tại đây, các chủ nhà hàng, quán ăn có thể đưa sản phẩm lên ứng dụng và tiếp cận tới khách hàng thông qua dịch vụ của Grab. Khách hàng có thể tiếp nhận sản phẩm dễ dàng hơn trong việc book đơn hàng và nhận giao trực tiếp từ Grab với những mức giá ưu đãi.
2 – Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
-
B2B2C giúp tối ưu quy trình bán hàng
-
Tăng doanh số bán hàng, tăng doanh thu lợi nhuận
-
Có thể kết hợp kinh doanh nhiều ngành nghề, tài nguyên các dịch vụ được tận dụng tối đa
Nhược điểm
-
Khó khăn trong vấn đề giấy tờ pháp lý
-
Hạn chế về mặt xây dựng thương hiệu
Mô hình kinh doanh B2B2C
2.2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
1 – Đặc điểm
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là hình thức bên nhượng quyền cung cấp cho bên được nhượng quyền giấy phép kinh doanh, tài liệu đào tạo, thương hiệu… Bên được nhượng quyền sẽ phải chi trả chi phí bản quyền để lấy thương hiệu và kinh doanh sản phẩm dịch vụ của bên nhượng quyền. Đồng thời, bên nhượng quyền sẽ nhận được % doanh thu theo sự thỏa thuận của cả 2 bên.
Ví dụ các thương hiệu như Chè Chang Hi, Mixue đều áp dụng mô hình này và nhượng quyền cho nhiều cơ sở kinh doanh khắp các tỉnh thành toàn quốc.
2 – Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
-
Mở rộng và định vị thương hiệu hiệu quả
-
Có sự hỗ trợ đắc lực từ chủ nhượng quyền thương hiệu
-
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Nhược điểm
-
Đơn vị được nhượng quyền không thể toàn quyền điều hành thương hiệu
-
Sự cạnh tranh trong chuỗi nhượng quyền cao
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
2.3. Mô hình kinh doanh online
1 – Đặc điểm
Hiện nay, mô hình kinh doanh online đang ngày càng phổ biến. Hình thức này được triển khai rộng rãi trên nền tảng mạng xã hội, trên các trang thương mại điện tử. Khách hàng có thể mua hàng bằng hình thức trực tuyến và nhận hàng thông qua đơn vị vận chuyển. Kinh doanh online có đặc điểm nổi bật là nhanh, tiện lợi và tự động từ quy trình cho đến trải nghiệm của khách hàng. Các doanh nghiệp sử dụng hình thức này sẽ tận dụng sự kết nối trên đa dạng kênh truyền thông, mạng xã hội như Facebook, Instagram… để phục vụ khách hàng và kết hợp với các đơn vị vận chuyển để đưa sản phẩm đến tay người dùng.
Ví dụ các thương hiệu lớn hiện nay cũng đang kết hợp mô hình kinh doanh online này: thương hiệu thời trang nữ Juno – có gian hàng online trên website, Facebook; thương hiệu cafe The Coffee House có kênh bán hàng online kết hợp với nền tảng giao hàng Grab.
2 – Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
-
Kinh doanh online giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng
-
Tiếp cận được đa dạng tệp khách hàng
Nhược điểm
-
Khó khăn trong việc tạo dựng lòng tin cho khách hàng
-
Quy trình vận chuyển có thể gặp các vấn đề như chậm trễ, thấy lạc, hỏng móc hàng hóa
Mô hình kinh doanh online
2.4. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử E – commerce
1 – Đặc điểm
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là hình thức khai thác lợi thế internet, cho phép người mua, người bán có thể kết nối và giao dịch với nhau thông qua cửa hàng trực tuyến. Hình thức này tương tự với mô hình kinh doanh online tuy nhiên được triển khai trên nền tảng thương mại điện tử – gian hàng trực tuyến. Hiện nay tại Việt Nam các sàn thương mại điện tử phổ biến phải kể đến là Tiki, Sendo, Shopee, Lazada… Với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, sau đó kết hợp với các chính sách của sàn và bên vận chuyển để đưa sản phẩm đến người dùng.
Ví dụ các thương hiệu mỹ phẩm lớn trong nước và thế giới như Innisfree, Background, Mezy… đều mở bán trực tuyến trên Shopee.
2 – Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
-
Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường với chi phí đầu tư thấp
-
Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lưu kho
-
Tăng lợi thế cạnh tranh trước thềm hội nhập quốc tế
-
Tăng doanh thu bán hàng
Nhược điểm
-
Chịu tác động lớn từ sự thay đổi của công nghệ và kinh tế trong, ngoài nước
-
Tỷ lệ chi phí đầu tư cao
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử E – commerce
2.5. Mô hình kinh doanh Agency
1 – Đặc điểm
Mô hình kinh doanh Agency tập trung cung cấp các dịch vụ giải pháp chuyên môn nhằm tư vấn cho doanh nghiệp khác về các lĩnh vực quảng cáo, digital marketing, PR, thiết kế, phát triển web… Đây là mô hình phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cung cấp cho các doanh nghiệp thiếu chuyên môn và nguồn lực về các phòng ban nhất định như marketing hay kế toán.
Một số ví dụ điển hình về doanh nghiệp phát triển theo mô hình agency hiệu quả đó là Ogilvy & Mather chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông và quảng cáo cho các khách hàng trên toàn thế giới.
2 – Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
-
Tiết kiệm chi phí đầu tư
-
Dễ xây dựng thương hiệu
Nhược điểm
-
Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân sự tài năng
-
Cần phải có lượng khách hàng ruột lớn để duy trì
Mô hình kinh doanh Agency
2.6. Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết Affiliate Marketing
1 – Đặc điểm
Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết là hình thức doanh nghiệp của bạn đóng vai trò như một nhà phân phối và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất đến với khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận lại số % hoa hồng tương ứng với mỗi đơn hàng tiếp thị thành công.
Đây là mô hình mà các cá nhân nhỏ lẻ hay các doanh nghiệp lớn đều có thể thực hiện được. Đồng thời, hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đóng vai trò là bên thứ 3 – nền tảng tiếp thị ra đời hoạt động rất ổn định và thành công.
Accesstrade là một ví dụ cụ thể cho hình thức kinh doanh tiếp thị liên kết. Accesstrade vừa là nền tảng các doanh nghiệp khác sử dụng để quản lý tiếp thị liên kết vừa là doanh nghiệp sử dụng hình thức tiếp thị liên kết để kinh doanh dịch vụ của chính mình.
2 – Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
-
Hạn chế rủi ro về vốn trong kinh doanh
-
Tối ưu quy trình kinh doanh, ứng dụng công nghệ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả
Nhược điểm
-
Doanh thu cho các ngách sản phẩm giá trị thấp không nhiều
-
Quy trình tối ưu chính sách hoa hồng phải làm việc với nhiều bên
Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing
Trên đây là những thông tin chi tiết về 6 mô hình kinh doanh phổ biến mà MBN Việt Nam đã chia sẻ đến các chủ doanh nghiệp. Hãy tham khảo và ứng dụng phù hợp vào doanh nghiệp của mình. Chúc các doanh nghiệp luôn thành công!