Nhắc đến Microsoft là nhắc đến đế chế công nghệ hàng đầu thế giới. Để vươn lên làm ông lớn trong ngành như vậy, chắc chắn rằng Microsoft sẽ có những chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp và vô cùng hiệu quả. Hãy cùng phân tích chiến lược kinh doanh của Microsoft và rút ra những bài học hữu ích nhất nhé!
Giới thiệu tổng quan về đế chế công nghệ Microsoft
Microsoft là tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ, có trụ sở chính tại Washington. Microsoft chuyên phát triển, sản xuất và kinh doanh bản quyền phần mềm, cung cấp dịch vụ cho hệ thống máy tính, được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975.
Hiện nay, Microsoft đã có mặt trên 90 quốc gia và trở thành nhà cung cấp phần mềm, dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu trong thời kỳ kỷ nguyên số hiện nay. Sự lớn mạnh mà Microsoft đạt được hôm nay chắc chắn nhờ vào chiến lược kinh doanh vô cùng chuyên nghiệp và đáng học hỏi.
Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Microsoft
Trở thành một đế chế công nghệ phần mềm lớn như vậy, chắc chắn rằng những chiến lược kinh doanh của Microsoft đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được thực hiện chuyên nghiệp. Cùng phân tích chi tiết về chiến lược kinh doanh của Microsoft ngay dưới đây nhé!
Chiến lược cải tiến sản phẩm liên tục
Các sản phẩm của Microsoft luôn đứng hàng đầu với hệ thống các thiết bị thông minh, ứng dụng máy chủ, hệ điều hành…. Các sản phẩm Microsoft được sử dụng bởi hơn 90% máy tính cá nhân trên toàn thế giới. Để có thể đạt được điều này, Microsoft đã luôn hướng tới tập trung đầu tư vào việc phát triển và liên tục cải tiến sản phẩm để theo kịp xu hướng công nghệ và hành vi người dùng.
Điển hình nhất đó là những cải tính trong hệ điều hành Windows với 13 phiên bản: Windows (1.0), Windows 2, Windows 3, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1, Windows 10 – phiên bản mới nhất hiện nay
Sau mỗi lần nâng cấp, phiên bản mới đều sở hữu tính năng ưu việt hơn, dễ sử dụng hơn, đáp ứng được nhu cầu và sở thích của người dùng. Theo thống kê ngày 18/6/2020, đã có tới 800 triệu người dùng – và đây là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất thế giới với sự phản hồi tích cực từ khách hàng. Chiến lược này bám sát sứ mệnh đổi mới liên tục của thương hiệu này.
Microsoft luôn cải tiến sản phẩm liên tục
3.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Microsoft hướng đến nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm khác hoàn toàn so với đối thủ cạnh tranh và đã nhận về nhiều đánh giá tích cực từ khách hàng. Các sản phẩm mới của Microsoft đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật mà các doanh nghiệp nên theo dõi đó là:
-
Windows Phone Store với hơn 170.000 ứng dụng và game và 250 triệu lượt tải.
-
SkyDrive – dịch vụ lưu trữ đám mây đã có hơn 250 triệu người sử dụng.
-
Xbox 360 đã có 76 triệu lượt tiêu thụ.
-
Trình duyệt tìm kiếm Bing chiếm 17.86% thị phần tìm kiếm tại Mỹ.
-
Ứng dụng Skype mỗi ngày truyền đi khoảng 2 tỷ phút hội thoại.
-
Đã có hơn 100 triệu bản Window 8 được bán.
-
Có tới 48 triệu người dùng ở 41 quốc gia dịch vụ Xbox Live.
-
Outlook.com đã có tới 400 triệu người tham gia.
Các sản phẩm của Microsoft đã có sự cạnh tranh rõ rệt và chiếm được thị phần tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sản phẩm của Apple và Google phát hành cùng thời điểm.
Chiến lược truyền thông, tiếp thị đầy ấn tượng
Chiến lược truyền thông, tiếp thị của Microsoft cũng là yếu tố cần học hỏi. Ngay khi ra mắt các sản phẩm hệ điều hành sơ khai nhất, Microsoft đã đẩy mạnh chiến dịch truyền thông, quảng cáo với mục tiêu nhận lại phản hồi tích cực từ khách hàng.
Chiến dịch điển hình đó là Microsoft đã kết hợp với Crispin và Bogusky để chạy chiến dịch có tên là “I’m a PC”. Trong chiến dịch này, Microsoft đã tung ra “quảng cáo nhử” để thu hút sự chú ý của khách hàng. Quảng cáo có sự xuất hiện của Bill Gates và diễn viên hài Jerry Seinfeld, mô tả lại sự gặp gỡ tình cờ của 2 người ở 1 tiệm giày. Hai người đang chọn giày, ăn xúc xích và trò chuyện. Quảng cáo nhử này mang ý nghĩa tạo dựng tính cách của Bill Gates – đại diện cho Microsoft luôn thân thiện và nhân văn.
Ngay sau đó vài tuần, Microsoft đã tung ra quảng cáo chính thức “I’m a PC”. Quảng cáo khắc họa sự xuất hiện chân thực của PC hằng ngày, trong mọi công việc của kiến trúc sư, giáo viên, ca sĩ, học sinh… Khẩu hiệu nổi bật trong quảng cáo là “I’m a PC” – khẳng định sự ảnh hưởng mạnh mẽ và cần thiết của PC. Đồng thời quảng cáo này cũng là cách phản dame mạnh với quảng cáo “Get a Mac” của Apple.
Có thể thấy rằng, các chiến dịch truyền thông quảng cáo của Microsoft thường sẽ hướng tới khẳng định sự mạnh mẽ của thương hiệu, đồng thời cũng là đòn đáp trả tinh tế với các đối thủ.
Chiến lược cách mạng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn cầu
Hệ thống của Microsoft có ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của hàng tỷ người mỗi ngày. Microsoft đã luôn tạo ra các cơ hội mới dành cho khách hàng và các đối tác. Cách mạng hoá dịch vụ trên phạm vi toàn cầu được chứng minh rõ rệt qua những sản phẩm sau:
-
Đời sống sinh hoạt: Hàng nghìn ngôi nhà trên khắp Châu Phi ven Sahara đã được kết nối năng lượng mặt trời bằng Microsoft Cloud.
-
Lĩnh vực y tế: Tại Ba Lan, MedApp sử dụng Hololens cho phép các bác sĩ tim mạch hình dung trái tim của bệnh nhân khi đập trong thời gian thực. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn hơn trong quá trình phẫu thuật tim.
-
Ở đại dương: Jack’s Diving Locker Hawaii đã sử dụng Microsoft 365 kết nối hơn 50 nhân viên trong đất liền và trên biển, tập trung sức mạnh bảo vệ rạn san hô nguyên sơ và hỗ trợ con người trong quá trình lặn biển.
Chiến lược công nghệ AR/ VR tăng cường cốt lõi
Microsoft đang dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị hỗ trợ trải nghiệm thực tế ảo. Giám đốc của Microsoft đã định vị rằng công nghệ thực tế ảo là cốt lõi trong chiến lược kinh doanh.
Công ty đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và ứng dụng AR/VR vào lĩnh vực kinh doanh trong khi các tổ chức vẫn chỉ mới ứng dụng vào mục đích chơi game. Đặc biệt, Microsoft cũng đã chỉ ra và vận dụng AR/VR trong việc cải thiện trải nghiệm lĩnh vực mua sắm, giáo dục, ô tô. Và việc dẫn đầu trong lĩnh vực thực tế ảo, tăng cường phân khúc đám mây là nguồn lợi thế vững chắc, phát triển dài hạn trong thời kỳ công nghệ AI hiện nay.
Microsoft lấy công nghệ AR/VR làm cốt lõi
3.6. Chiến lược mở rộng kinh doanh theo chiều dọc
Microsoft sản xuất các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với năng suất cũng như quy trình kinh doanh chung. Các sản phẩm của Microsoft hướng tới hỗ trợ công việc, cuộc sống kỹ thuật số của khách hàng và đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu.
Đặc biệt, sau khi Satya Nadella tiếp quản công ty, ông đã tập trung phát triển tầm nhìn của công ty vào việc nhân bản hoá Microsoft bằng văn hoá tổ chức. Trong đó chiến lược chính của Microsoft đó là phát triển các sản phẩm, dịch vụ và bán chúng với chi phí cao.
Microsoft đã sử dụng chính các sản phẩm của họ để tối ưu chuỗi cung ứng sản xuất. Ví dụ, họ sử dụng ứng dụng và nền tảng của mình như Microsoft Offices, điện toán đám mây để quản lý khâu bán hàng.
Xu hướng phát triển chiến lược kinh doanh theo chiều dọc của Microsoft nữa chính là tập trung vào 3 yếu tố chính: “Ưu tiên đám mây – Ưu tiên thiết bị di động – tăng trưởng thông qua sáp nhập và mua lại”.
Phương pháp tiếp cận “Trên nền tảng đám mây, trên thiết bị di động”
Nhận thấy thế mạnh của mình, Microsoft tập trung vào nền tảng đám mây rất nhiều. Nền tảng đám mây của Microsoft có lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn, vượt mặt các đối thủ Google, Apple. Và “Ưu tiên di động” là đại diện cho chiến lược trải nghiệm của người dùng trên đám mây. Tháng 10 năm 2018, Microsoft đã gây bất ngờ vì doanh thu từ “đám mây” trong vòng 12 tháng: đạt 267 tỷ USD.
Mở rộng ranh giới thông qua sáp nhập và mua lại
Hoạt động mua bán và sáp nhập trong thời đại cạnh tranh là chiến lược kinh doanh đúng đắn của Microsoft. Microsoft tham gia vào mua bán sáp nhập nhằm nâng cao năng lực, phạm vi sản phẩm của mình.
Một trong những thương vụ sáp nhập, mua bán lớn của Microsoft phải kể đến đó là:
-
Microsoft mua lại thiết bị dịch vụ của tập đoàn Nokia với giá 9.4 tỷ USD vào năm 2014.
-
MoJang Synergies AB nhượng quyền thương mại trò chơi Minecraft cho Microsoft với giá 2,5 tỷ USD.
-
Tháng 6/2016, Microsoft cũng đã mua lại website truyền thông LinkedIn với giá 196 USD/ cổ phiếu.
-
Trong năm 2018, Microsoft cũng đã mua lại 16 công ty trong các lĩnh vực sản xuất trò chơi điện tử, AI….
Những chiến lược kinh doanh bài bản, tập trung vào sản phẩm, mở rộng quy mô và truyền thông, Microsoft đã trở thành một đế chế công nghệ lâu đời và lớn nhất thế giới. Các chiến lược kinh doanh của Microsoft là bài học lớn cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới.
Trên đây là những thông tin phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Microsoft mà các chủ doanh nghiệp cần học hỏi. Hy vọng rằng qua bài viết, các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin có thể áp dụng để phát triển hiệu quả nhé!