Với sự phát triển không ngừng của thế giới kinh doanh, việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là yếu tố sống còn của mọi doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh không chỉ là một kế hoạch cụ thể mà còn là bản hướng dẫn, một lời tuyên thệ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng MBN Việt Nam bắt đầu hành trình chinh phục thành công bằng những bước đi đúng hướng với bài viết dưới đây nhé.
1. Xây dựng chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch toàn diện mà doanh nghiệp xây dựng để định hướng hoạt động, xác định mục tiêu, lợi thế cạnh tranh và cách thức hoạt động để đạt được sự phát triển, thịnh vượng và tạo ra giá trị cho khách hàng.
Xây dựng chiến lược kinh doanh là quá trình tạo ra một kế hoạch chi tiết và định hướng mục tiêu để đạt được sự thành công và ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên việc phân tích thị trường, tài nguyên và môi trường cạnh tranh.
2. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh online
Xây dựng chiến lược kinh doanh online không chỉ là cách để thích nghi với xu hướng công nghệ số, mà còn là cơ hội để mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí và tạo dựng mối quan hệ tương tác với khách hàng. Đây là bước đi không thể bỏ qua trong hành trình phát triển và thịnh vượng của mọi doanh nghiệp. Cùng điểm qua những lợi ích khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh online.
1.1. Giúp khách hàng tiềm năng tìm đến doanh nghiệp dễ dàng hơn
Bằng cách tận dụng các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và công cụ tìm kiếm, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho khách hàng tiềm năng tìm đến.
Việc có một kênh truyền thông chuyên nghiệp, dễ dàng tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm và cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong thời đại số. Hơn nữa, sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin, tạo nội dung hấp dẫn và tương tác trực tiếp với khách hàng sẽ tạo ra một kết nối gần gũi hơn. Quảng cáo trực tuyến thông minh có thể đưa thông tin đến đúng mục tiêu, giúp thu hút sự chú ý và tin tưởng của khách hàng tiềm năng.
=> Bill Gates – “If your business is not on the internet, then your business will be out of business.” (Tạm dịch: Nếu việc kinh doanh của bạn không được đưa lên Internet, thì việc kinh doanh của bạn sẽ sụp đổ)
1.2. Giúp việc giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ dễ dàng hơn
Sự thành công của một sản phẩm hoặc dịch vụ thường phụ thuộc vào khả năng đưa ra thông tin một cách hấp dẫn và dễ hiểu đến khách hàng. Để giúp việc giới thiệu trở nên dễ dàng hơn thì doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh online. Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77.93 triệu người sử dụng Internet, tương đương 79.1% so với tổng dân số. Điều này cho thấy môi trường online là một thị trường tiềm năng giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm – dịch vụ dễ dàng hơn cho khách hàng.
Hiện nay, các trang web hay các trang mạng xã hội đều cho phép cung cấp những hình ảnh/album hay danh mục giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm. Điều này giúp khách hàng và chính doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức hơn khi tìm kiếm sản phẩm.
1.3. Giúp truyền thông thương hiệu dễ dàng hơn
Việc thiết lập một chiến lược kinh doanh đúng đắn giúp truyền thông thương hiệu dễ dàng hơn. Thông qua việc xác định giá trị cốt lõi và điểm độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ, chiến lược kinh doanh online giúp tạo ra thông điệp tập trung và mạnh mẽ. Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu và hiểu rõ về giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty trên các nền tảng online là một công cụ tiếp thị nhanh chóng và hiệu quả, giúp tạo nên sự gắn kết với khách hàng.
1.4. Giúp xây dựng mối quan hệ với các nhóm khách hàng dễ dàng hơn
Xây dựng chiến lược kinh doanh online với các phương tiện truyền thông phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tương tác phù hợp với từng nhóm khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận và tạo dựng mối quan hệ dễ dàng hơn, tạo sự gắn kết và tạo niềm tin. Mối quan hệ khách hàng không chỉ dừng lại ở việc mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ một lần, mà còn liên quan đến sự tương tác và hỗ trợ liên tục. Bằng cách xây dựng chiến lược kinh doanh bằng cách tương tác và chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra sự gắn kết lâu dài với các nhóm khách hàng và tạo ra một cộng đồng trung thành.
=> Steve Jobs – “You’ve got to start with the customer experience and work back toward the technology, not the other way around.” (Tạm dịch: Bạn phải bắt đầu với trải nghiệm của khách hàng và quay trở lại với công nghệ, chứ không phải ngược lại.)
3. 9 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả đòi hỏi sự chặt chẽ và kế hoạch hóa. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần thực hiện 9 bước quan trọng dưới đây:
3.1. Phân tích SWOT để đánh giá doanh nghiệp
Phân tích mô hình SWOT là một công cụ quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. SWOT là viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Việc xác định sức mạnh và yếu điểm giúp doanh nghiệp tận dụng những điểm mạnh của mình và khắc phục những điểm yếu. Tìm hiểu cơ hội và rủi ro từ môi trường xung quanh giúp doanh nghiệp tạo ra chiến lược linh hoạt và thích nghi với thị trường. Phân tích mô hình SWOT là cách để doanh nghiệp tự định hình và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, đồng thời đối mặt với môi trường biến đổi và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Các đội nhóm của doanh nghiệp có thể phân tích và áp dụng từng yếu tố trong mô hình SWOT như sau:
1 – Strengths (Điểm mạnh)
-
Xác định những khả năng, tài sản, kỹ năng hoặc ưu điểm mà doanh nghiệp có.
-
Liệt kê những điểm mạnh trong sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, nguồn lực nhân sự, công nghệ và quy trình.
-
Đánh giá cách sức mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ và làm thế nào chúng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh.
2 – Weaknesses (Điểm yếu)
-
Nhận ra những hạn chế, khó khăn, thiếu sót hoặc vấn đề mà doanh nghiệp đang đối mặt.
-
Xác định các điểm yếu trong sản phẩm/dịch vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn lực, quản lý và hệ thống.
3 – Opportunities (Cơ hội)
-
Nghiên cứu thị trường và xác định các cơ hội mới trong thị trường, môi trường kinh doanh hoặc môi trường xã hội.
-
Xem xét sự phát triển của thị trường, sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng, xu hướng mới và sự phát triển công nghệ.
4 – Threats (Rủi ro)
-
Xác định các yếu tố nguy cơ mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt, chẳng hạn như cạnh tranh mạnh, thay đổi luật pháp, rủi ro thị trường hoặc thay đổi xu hướng.
-
Đánh giá tầm ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Quá trình phân tích và áp dụng mô hình SWOT cần sự khách quan và sự nhận thức rõ ràng về doanh nghiệp, thị trường. Trường Doanh Nhân HBR gợi ý doanh nghiệp một mô hình SWOT điển hình đó chính là của Vinamilk.
3.2. Xác định mục tiêu kinh doanh
Mục tiêu kinh doanh là nền tảng cốt lõi trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh là những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Trong chiến lược kinh doanh, mục tiêu đóng vai trò giúp xác định hướng đi cụ thể, thúc đẩy hiệu suất công việc, theo dõi và đo lường kết quả.
Để đưa ra mục tiêu kinh doanh đúng đắn và phù hợp, doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu phù hợp với tiêu chuẩn SMART (Specific – Measurable – Achievable – Relevant – Time-bound):
-
S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần mô tả rõ mục đích và kết quả mà doanh nghiệp muốn đạt được.
-
M – Measurable (Có thể đo lường): Đảm bảo mục tiêu có khả năng đo lường bằng các số liệu cụ thể. Điều này giúp doanh nghiệp biết được mức độ tiến triển và đánh giá kết quả.
-
A – Achievable (Tính hiện thực): Đảm bảo mục tiêu là khả thi và có thể đạt được trong tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Đừng đặt mục tiêu quá cao cấp hoặc không thể thực hiện được.
-
R – Relevant (Tính liên quan): Mục tiêu cần phải liên quan và phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Nó phải đóng góp vào việc đạt được sứ mệnh và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
-
T – Time-bound (Thời hạn): Đặt thời hạn cụ thể cho mục tiêu kinh doanh. Điều này giúp tạo sự cam kết và áp lực để thực hiện mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ về mục tiêu kinh doanh SMART dựa trên phân tích SWOT: Tăng doanh số bán hàng của sản phẩm X cho thị trường Y trong vòng 12 tháng (Tính thời hạn). Bằng cách triển khai chiến lược marketing tập trung vào việc khai thác thị trường trực tuyến (Tính cụ thể). Mục tiêu đạt được ít nhất 30% tăng trưởng trong doanh số bán hàng (Có khả năng đo lường) so với năm trước và đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng tổng thể của doanh nghiệp (Liên quan và phù hợp).
Với mô hình SWOT của Vinamilk ở trên, tập đoàn này đã đưa ra chiến lược mục tiêu kinh doanh như sau: Năm 2023 doanh thu của Vinamilk là 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ và kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 10.496 tỷ đồng (Như năm 2022). Để đạt được mục tiêu kinh doanh, Vinamilk đã đặt những mục tiêu cụ thể như: Duy trì thị phần dẫn đầu; Mở rộng thị trường quốc tế, Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối…
Vinamilk cũng tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để đạt được mục tiêu như: Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa với những sản phẩm mới. Bằng chứng là vào năm 2022 tập đoàn này đã cho ra mắt và cải tiến 20 sản phẩm như Super Nut (Sữa 9 loại hạt) cùng với việc duy trì các sản phẩm chủ lực như sữa tươi 100%, sữa chua, sữa đặc.
3.3. Xác định khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là một nhóm người hoặc tổ chức mà doanh nghiệp hoặc sản phẩm định hướng và tập trung vào việc phục vụ. Đây là phạm vi người tiêu dùng mà doanh nghiệp định vị và thiết kế chiến lược tiếp thị để đáp ứng nhu cầu và mong muốn cụ thể của nhóm này.
Khách hàng mục tiêu là những người cụ thể trong thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp chọn để tập trung phục vụ. Đây là những người mà doanh nghiệp đặt mục tiêu tiếp cận, thu hút và tạo ra giá trị thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Phân tích khách hàng mục tiêu là một bước quan trọng trong quá trình phát triển chiến lược kinh doanh. Hồ sơ Giá trị Canvas (Value Proposition Canvas) là một công cụ hữu ích để phân tích khách hàng mục tiêu để có thể hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và nỗi đau của khách hàng. Chân dung khách hàng mục tiêu bao gồm:
-
Customer Jobs – Việc cần làm: Những việc mà khách hàng cần và đang nỗ lực hoàn thiện. Xác định những nhiệm vụ, công việc, hoặc mục tiêu cụ thể mà khách hàng muốn đạt được bằng cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích và biết được những việc mà khách hàng đang làm.
-
Gains – Lợi ích: Những lợi ích và kết quả mà khách hàng sẽ nhận được. Xác định những lợi ích và giải pháp mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ những gì họ hy vọng và mong đợi từ việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
-
Pains – Nỗi đau: Những vấn đề, nỗi đau mà khách hàng đã, đang và sẽ gặp phải. Xác định những khó khăn, vấn đề, hoặc thách thức mà khách hàng mục tiêu đang phải đối mặt. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ các vấn đề mà họ đang cố gắng giải quyết hoặc các yếu điểm mà họ muốn khắc phục.
3.4. Phân tích đối thủ
Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp nhận biết cơ hội và thách thức trong thị trường, xác định điểm mạnh và yếu so với đối thủ, xây dựng chiến lược cạnh tranh thông minh. Để phân tích đối thủ thành công, doanh nghiệp có thể: Thu thập thông tin về các đối thủ, từ sản phẩm/dịch vụ đến chiến lược tiếp thị, khảo sát và phỏng vấn khách hàng, phân tích dựa vào những dữ liệu, thị phần chiếm được. Ngoài ra, việc thường xuyên theo dõi hoạt động của đối thủ cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi và cập nhật mới từ đối thủ cạnh tranh.
Vinamilk tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh bằng cách xác định danh sách đối thủ, thu thập thông tin về sản phẩm, giá cả, chiến lược tiếp thị, cơ cấu tổ chức và tài chính của họ. Sử dụng phân tích SWOT, Vinamilk đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của từng đối thủ. Tập đoàn này cũng áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh để có thể theo dõi hoạt động và xu hướng thị trường, để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của đối thủ, nhằm đưa ra những ưu điểm cạnh tranh và tối ưu hóa hiệu suất trong môi trường đang biến đổi.
3.5. Xác định điểm độc đáo của sản phẩm/ dịch vụ (USP)
Điểm độc đáo của sản phẩm (USP – Unique Selling Point) là những đặc điểm khác biệt của doanh nghiệp mà đối thủ không có. Một USP hiệu quả cần phải ngắn gọn, dễ nhớ nhưng phải truyền tải được những thông điệp giá trị cốt lõi của sản phẩm tới khách hàng. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng USP như một câu khẩu hiệu để truyền thông sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
USP tạo nên sự khác biệt độc đáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường cạnh tranh. Nó giúp doanh nghiệp tạo ra một hình ảnh thương hiệu dễ nhận biết và đáp ứng thực sự nhu cầu của khách hàng. USP cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng và trung thành của khách hàng, cung cấp cơ hội mở rộng và tạo giá trị thực sự cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
3.6. Xác định chiến lược cơ bản
Các chiến lược kinh doanh cơ bản được xem như một bản kế hoạch để đánh giá các hướng đi cụ thể mà một doanh nghiệp có thể theo đuổi để đạt được mục tiêu kinh doanh. Một số chiến lược cơ bản mà doanh nghiệp có thể tham khảo như:
-
Chiến lược sản phẩm: Là kế hoạch chi tiết mà một doanh nghiệp xây dựng để phát triển và quản lý sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên thị trường. Bao gồm việc định hình đặc điểm, tính năng và lợi ích của sản phẩm, xác định mục tiêu thị trường và đối tượng khách hàng, cũng như xác định giá cả, cách thức tiếp thị và quảng cáo..
-
Chiến lược về giá: Là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh giúp định hình cách mà doanh nghiệp xác định và quản lý giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên thị trường. Chiến lược giá bao gồm xác định mức giá cơ bản, chiến lược định giá (như giá cao cấp hoặc giá cạnh tranh), chiến lược chi phí (như giảm giá thành sản xuất), và các chiến lược khác nhau để tạo giá trị cho khách hàng và đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp.
-
Chiến lược phân phối: Là quá trình xác định cách sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp sẽ được phân phối và tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Chiến lược này cần đảm bảo các yếu tố về các kênh phân phối, vị trí của các điểm bán hàng, cách thức vận chuyển và giao nhận, cũng như cách tạo môi trường thuận lợi để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm.
-
Chiến lược tiếp thị: Là kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và tương tác với khách hàng nhằm tạo sự nhận thức, xây dựng hình ảnh thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Chiến lược tiếp thị giúp xây dựng mối tương tác với khách hàng, tạo cơ hội tương tác và tạo sự nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ.
-
Chiến lược thương hiệu: Chiến lược thương hiệu là quá trình định hình và quản lý cách mà một doanh nghiệp xây dựng và duy trì hình ảnh, giá trị và nhận thức của thương hiệu trong tâm trí khách hàng và thị trường. Doanh nghiệp cần xác định các yếu tố quan trọng như giá trị cốt lõi, thông điệp thương hiệu, đặc điểm phân biệt, mục tiêu thị trường và cách thức thương hiệu được thể hiện qua các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, giao tiếp và tương tác. Từ đó giúp xác định sự khác biệt và lợi ích của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời xây dựng một hình ảnh và cái nhìn tích cực về sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí khách hàng.
-
Chiến lược bán hàng: Doanh nghiệp xây dựng chiến lược để tiếp cận, tương tác và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bao gồm xác định các phương thức bán hàng, quy trình tương tác với khách hàng, cách thức xử lý đàm phán và khắc phục sự phân vân của khách hàng. Mục tiêu của chiến lược bán hàng là tăng doanh số bán hàng, tạo sự tương tác tích cực với khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
3.7. Xây dựng kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động kinh doanh (Business Action Plan) là một bản tài liệu chi tiết mô tả các bước cụ thể mà một doanh nghiệp sẽ thực hiện để đạt được các mục tiêu và kế hoạch chiến lược của mình. Kế hoạch hành động cung cấp hướng dẫn chi tiết về các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh. Một số kế hoạch hành động cần thiết dành cho doanh nghiệp như:
-
Kế hoạch marketing: Là các chiến lược và hoạt động mà một doanh nghiệp sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu tiếp thị và quảng cáo.
-
Kế hoạch tài chính: Gồm các dự đoán và phân tích về thu chi, lợi nhuận, dòng tiền, nguồn vốn và tình hình tài chính dự kiến trong tương lai.
-
Kế hoạch nhân sự: Gồm các yếu tố như dự định về số lượng và loại hình nhân viên cần tuyển dụng, quản lý hiệu suất, đào tạo và phát triển nhân viên, lên kế hoạch sự thay đổi trong tổ chức và nắm bắt các vấn đề nhân sự quan trọng.
-
Kế hoạch kênh phân phối: Bao gồm việc xác định các kênh phân phối cụ thể mà sản phẩm sẽ đi qua từ sản xuất đến tay người tiêu dùng. Kế hoạch này cũng định rõ cách thức quản lý và duy trì mối quan hệ với các đối tác trong chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và các điểm bán lẻ.
3.8. Theo dõi và đánh giá
Theo dõi và đánh giá là bước quan trọng trong xây dựng và quản lý chiến lược kinh doanh. Bởi nó giúp đo lường và đánh giá hiệu suất của các hoạt động, kế hoạch và chiến lược đã thiết lập. Việc theo dõi liên tục thông tin và số liệu liên quan cho phép doanh nghiệp nhận biết sự phát triển, xác định các thay đổi cần thiết và đảm bảo rằng mục tiêu được đạt được một cách hiệu quả. Đánh giá giúp định rõ những điểm mạnh và yếu, tạo cơ hội cho việc tối ưu hóa và điều chỉnh chiến lược, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất.
3.9. Tối ưu hóa chiến lược
Tối ưu hóa chiến lược là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tối ưu hóa chiến lược bao gồm quá trình xem xét kết quả, phân tích dữ liệu và phản hồi từ thị trường để định rõ những điểm mạnh và yếu của chiến lược hiện tại. Dựa trên thông tin này, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh và tối ưu hóa các phần của chiến lược để đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của khách hàng và tận dụng cơ hội kinh doanh.
Khóa học cung cấp cho các chủ doanh nghiệp: mô hình 5 áp lực cạnh tranh để ra quyết định chiến lược, hướng dẫn phân tích 6 chỉ số quan trọng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, 6 yếu tố giúp doanh nghiệp lập ngân sách cho kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đồng bộ kế hoạch kinh doanh từ chiến lược đến kết quả thực tế…
4. Lời kết
Hành trình xây dựng chiến lược kinh doanh đòi hỏi toàn bộ cán bộ nhân viên doanh nghiệp cần nghiêm túc suy nghĩ. Từ việc phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh đến việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch, mỗi bước đều góp phần tạo nên sự thành công. Hy vọng qua bài viết trên, chủ doanh nghiệp đã nắm chắc tầm quan trọng và 9 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.