XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH THÀNH CÔNG CHỈ VỚI 5 BƯỚC

Tháng mười 14, 2023

Mô hình kinh doanh được coi là yếu tố chính để tạo nên sự thành công cho mỗi doanh nghiệp. Việc xây dựng mô hình kinh doanh lý tưởng sẽ hướng các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động và kinh doanh của công ty bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về 9 yếu tố, 5 bước và 12 mô hình kinh doanh hiệu quả.

Khái niệm xây dựng mô hình kinh doanh

Thuật ngữ Mô hình kinh doanh ( Business Model) bắt đầu được biết đến vào những năm 1900. Về khái niệm mô hình kinh doanh khá đa dạng và dường như chưa có một sự thống nhất cụ thể. Tuy nhiên có thể thấy rằng điểm cốt lõi trong tạo lập mô hình kinh doanh là tạo ra giá trị cho công ty, đối tác, khách hàng và mở rộng ra là cho cộng đồng. 

Theo tác giả và giảng viên nổi tiếng người Mỹ – Peter Drucker, ông cho rằng:  “Mô hình kinh doanh là một hệ thống logic hoá của cách mà một doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và cách mà nó thu được lợi nhuận từ việc tạo ra giá trị đó trong một chu kỳ kinh doanh lâu dài.”

Xây dựng mô hình kinh doanh là quá trình tạo ra một kế hoạch hoạt động chi tiết và cụ thể để đạt được các mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp. Một mô hình kinh doanh định nghĩa và mô tả cách mà doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và thu về lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp.

Khái niệm xây dựng mô hình kinh doanh
Khái niệm xây dựng mô hình kinh doanh

Các bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Mỗi doanh nghiệp khác nhau đều xây dựng mô hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thành công trên thế giới đều áp dụng các bước xây dựng mô hình kinh doanh dưới đây.

Xác định và phân tích khách hàng mục tiêu

Khi bắt đầu xây dựng mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định và phân tích khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu được hiểu là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến, tập trung tài lực, nhân lực và thời gian để phục vụ họ. Khách hàng mục tiêu có chung đặc điểm, sở thích, mong muốn khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm, giá trị mà doanh nghiệp cung cấp.

Có 4 bước xác định và phân tích khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp nên tham khảo dưới đây:

  • Vẽ chân dung khách hàng: Chân dung khách hàng bao gồm các thông tin như: Giới tính, độ tuổi, học vấn, sở thích, thu nhập… Phỏng vấn khách hàng trực tiếp là cách hữu ích nhất để có thể hiểu rõ về chân dung khách hàng. Ngoài ra, có thể sử dụng các công cụ phân tích khách hàng, kết quả trả về từ Facebook, Google Analytics, báo cáo nghiên cứu thị trường event, khảo sát trên fanpage…

  • Vẽ hành trình trải nghiệm khách hàng: Hành trình trải nghiệm khách hàng được hiểu là những trải nghiệm đối với sản phẩm, dịch vụ theo thời gian. Vẽ hành trình sẽ doanh nghiệp xây dựng quá trình kể từ điểm chạm đầu tiên, tương tác, cho đến khi đã sử dụng xong sản phẩm. .

  • Phân tích insight khách hàng: Insight khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mô hình kinh doanh. Insight được ví như “trái tim của chiến lược marketing”, là sự thật mà doanh nghiệp ngầm hiểu về khách hàng để tiếp cận với  khách hàng theo định hướng đúng đắn và hiệu quả hơn.

  • Phân tích và xác định hành vi khách hàng mục tiêu: Hành vi khách hàng bao gồm những gì diễn ra trong hành động mua hàng cả trên nền tảng online và offline. Hiện nay, một số công cụ phục vụ cho việc phân tích và xác định hành vi khách hàng mục tiêu như: AppSumo, KissMetrics, Hotjar phục vụ cho phân tích trên các nền tảng online.

Xác định và phân tích khách hàng mục tiêu qua 4 bước cơ bản
Xác định và phân tích khách hàng mục tiêu qua 4 bước cơ bản

Nghiên cứu phát triển sản phẩm thỏa mãn khách hàng

Người tiêu dùng ngày càng thông minh, họ CẦN và MUỐN những điều MỚI MẺ. Họ sẽ ưu tiên và lựa chọn những nhãn hàng thật sự lắng nghe nhu cầu đa dạng của mình. Chính vì thế, nếu nhãn hàng không đáp ứng những nhu cầu đó đúng thời điểm, họ sẽ sẵn sàng chuyển sang các sản phẩm thay thế ưu việt hơn.

Ví dụ, Coca Cola cho ra mắt Coca Cola Zero không chứa đường, để nhanh chóng đáp ứng mối quan tâm đến lối sống lành mạnh của khách hàng.

Thị trường rất cạnh tranh, các công ty cần tạo ra những sản phẩm khác biệt và vượt trội đáng kể so với đối thủ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là 8 bước cần làm để nghiên cứu phát triển sản phẩm thỏa mãn khách hàng:

  • Xác định ý tưởng sản phẩm: Thu thập các ý tưởng và ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau: từ khách hàng, nhân viên, nghiên cứu thị trường và xu hướng ngành công nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn ý tưởng phù hợp nhất cho sản phẩm mới.

  • Nghiên cứu thị trường: Bao gồm nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường, giá cả và các yếu tố khác ảnh hưởng đến thành công của sản phẩm.

  • Phân tích khả thi: Đánh giá khả năng thực hiện của ý tưởng sản phẩm. Xem xét các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thị trường và pháp lý có ảnh hưởng đến khả năng phát triển và tiếp thị sản phẩm.

  • Phát triển bản mẫu: Tạo ra một bản mẫu hoặc nguyên mẫu sơ bộ của sản phẩm để kiểm tra và đánh giá. Quá trình này có thể liên quan đến thiết kế, kỹ thuật, sản xuất và các bộ phận liên quan khác.

  • Kiểm tra và đánh giá: Tiến hành kiểm tra thử sản phẩm trên một nhóm người dùng mẫu hoặc khách hàng tiềm năng. Thu thập phản hồi và đánh giá về hiệu suất, chất lượng và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.

  • Hiệu chỉnh và cải tiến: Dựa trên phản hồi và đánh giá từ bước trước, điều chỉnh và cải tiến sản phẩm để cải thiện hiệu suất và chất lượng. Quá trình này có thể bao gồm việc thay đổi thiết kế, cải tiến chức năng hoặc tối ưu hóa quy trình sản xuất.

  • Chiến lược tiếp thị: Phát triển chiến lược tiếp thị để giới thiệu và quảng bá sản phẩm mới cho khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc xác định mục tiêu thị trường, kênh tiếp thị, thông điệp và chiến dịch quảng cáo.

  • Triển khai và theo dõi: Đưa sản phẩm vào sản xuất và tiếp thị trên thị trường. Theo dõi và đánh giá hiệu quả của sản phẩm, thu thập phản hồi từ khách hàng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện sản phẩm trong tương lai.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới với 8 bước cơ bản
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới với 8 bước cơ bản

Lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh

Kênh kinh doanh là cách công ty giao tiếp và tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp, để giải quyết các vấn đề của khách hàng, đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm và tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Doanh nghiệp không nên phụ thuộc vào một kênh kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp hãy tập trung vào kênh kinh doanh online để phù hợp với thói quen mua sắm của khách hàng hiện nay. Dưới đây là một số kênh kinh doanh phổ biến và minh chứng về hiệu quả của chúng:

  • Thương mại điện tử (E-commerce): E-commerce đã trở thành một kênh kinh doanh quan trọng và hiệu quả. Theo số liệu từ Statista, doanh thu thương mại điện tử toàn cầu dự kiến đạt hơn 4,2 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Các nền tảng E-commerce phổ biến như Amazon, Alibaba, eBay đã chứng minh sức mạnh của mình trong việc kết nối người mua và người bán trên toàn thế giới.

  • Mạng xã hội (Social media): Sự phát triển của mạng xã hội đã mở ra cơ hội kinh doanh rộng lớn. Facebook, Instagram, YouTube, LinkedIn là những mạng xã hội quan trọng cho việc tiếp cận và tương tác với khách hàng. Theo Hootsuite, vào năm 2021, Facebook có hơn 2,8 tỷ người dùng hàng tháng và Instagram có hơn 1,2 tỷ người dùng hàng tháng. Bên cạnh đó, gần đây Tiktok đã vượt qua Facebook trở thành nền tảng có nhiều user nhất toàn cầu. Đây là một nền tảng tiếp cận lớn để quảng bá sản phẩm và tạo liên kết với khách hàng.

  • Quảng cáo trực tuyến (Online advertising): Kênh này bao gồm Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội và quảng cáo hiển thị, cung cấp khả năng tiếp cận rộng lớn và theo dõi hiệu quả quảng cáo. Theo eMarketer, tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến toàn cầu dự kiến đạt hơn 455 tỷ USD vào năm 2021. Sự linh hoạt và khả năng tùy chỉnh của quảng cáo trực tuyến giúp tăng cường hiệu quả tiếp thị và tăng doanh số bán hàng.

Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế

Lập kế hoạch kinh doanh sẽ cho phép doanh nghiệp kiểm tra chi phí, giá cả, chất lượng, các nguy cơ có thể xảy ra nhằm xây dựng biện pháp khắc phục. Lập kế hoạch càng chi tiết, có mục tiêu rõ ràng thì càng có tính thực thi càng cao.

Trước tiên, doanh nghiệp cần thử nghiệm mô hình kinh doanh trên một thị trường có quy mô nhỏ, sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác nhất sự hiệu quả và mức độ tiềm năng của mô hình trước khi áp dụng vào thực tế.

Hoàn thiện mô hình kinh doanh và triển khai

Sau khi đã hoàn thiện việc xây dựng mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần có các hoạt động áp dụng vào thực tế.

  • Trước tiên, doanh nghiệp cần đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất như công ty, văn phòng, máy móc, dây chuyền. Chuẩn bị kỹ về kinh phí và nhân lực là bước không thể thiếu được khi bắt tay vào xây dựng mô hình kinh doanh. Sau cùng doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác tiềm năng và xây dựng quan hệ đối tác bền vững và lâu dài để tối ưu chi phí.

  • Sau đó, doanh nghiệp hãy đưa ra những phương pháp để phân tích ưu điểm của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp của bạn đang áp dụng để thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Hoàn thiện mô hình kinh doanh bằng phương pháp đầu tư và huy động vốn
Hoàn thiện mô hình kinh doanh bằng phương pháp đầu tư và huy động vốn

Việc xây dựng mô hình kinh doanh là yếu tố tất yếu góp phần tạo nên sự thành công cho các công ty trên mọi quy mô, lĩnh vực. Mong rằng sau bài viết này các nhà quản trị sẽ tìm được cách xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp cho do